Quản lý sức khỏe Tôm nuôi mùa Nắng Nóng

  1. Các tác động của nắng nóng lên tôm nuôi

*Tác động trực tiếp:

Khi nắng nóng, nhiệt độ không khí tăng cao. Mặc dù nhiệt độ nước sẽ thay đổi chậm hơn hơn so với sự thay đổi nhiệt độ của không khí. Tuy nhiên, nắng nóng kéo dài thì nhiệt độ nước cũng tăng. Khi đó, quá trình trao đổi chất của tôm cũng diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, lượng thức ăn ăn vào cũng nhiều hơn nhưng khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn sẽ giảm do lượng enzyme tiêu hóa không tăng. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ nhanh hơn. Tôm sẽ bài tiết chất thải nhanh hơn, nhiều hơn. Chất dinh dưỡng trong thức ăn không được hấp thu triệt để mà thải ra môi trường.

*Tác động gián tiếp:

  • Nhiệt độ cao làm cho nước bốc hơi nhanh hơn, độ mặn cũng tăng. (1)
  • Nhiệt độ càng tăng, oxy hòa tan từ không khí vào nước càng giảm. Cùng với sự gia tăng chất thải làm cho quá trình phân hủy chất hủy cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, tiêu hao oxy càng lớn hơn. Như vậy chất lượng nước càng nhanh suy thoái, các khí độc như NH3, H2S tăng cao. (2)
  • Nhiệt độ cao, có nắng, dinh dưỡng (từ thức ăn thừa và chất thải) làm cho các tảo trong ao nước phát triển mạnh, nhất là các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp —-> là những loại tảo sinh độc tố. (3)
  • Sự phát triển của tảo cũng làm giảm độ trong và chênh lệch pH sáng chiều lớn. (4)
  • Sự tổng hợp các yếu tố môi trường bất lợi (1) + (2) + (3) + (4) làm cho tôm dễ stress, giảm khả năng chống chịu, mẫn cảm với mầm bệnh.
  • Ngoài ra, nhiệt độ nước tăng cũng là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh vi khuẩn phát triển như bệnh EMS, phân trắng.
  1. Giải pháp quản lý sức khỏe tôm nuôi
  • Duy trì chiều cao của mực nước trong ao nuôi từ 1,2 – 1,5 m. Luôn có lượng nước sạch sẵn sàng cho cấp bù do bốc hơi, siphon.
  • Chạy quạt và oxi đáy liên tục để hạn chế sự phân tầng nước, đồng thời có thể sử dụng lưới lan che chắn ao nuôi nhằm hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu xuống ao.
  • Tăng cường siphon, để loại bỏ chất thải trong ao nuôi.
  • Quản lý thức ăn: giảm lượng thức ăn bằng 70 – 80 % so với bình thường, nhất là các cữ lúc trời nắng. Đồng thời bổ sung thêm enzyme hỗ trợ tiêu hóa APA PRO new.
  • Kiểm soát khí độc, chống stress bằng APA YUCCA VIP hoặc APA DEO YUCCA kết hợp tạt APA C MAX.
  • Chất thải dinh dưỡng dư thừa trong ao với các chế phẩm sinh học APA NO2 BZT hoặc APA WIN. Có thể kết hợp thêm APA PRO new. để tăng nhanh hiệu quả xử lý.
  • Duy trì độ trong ao nuôi ở 30 – 40 cm. Thường xuyên kiểm tra tảo độc có trong ao. Nếu tảo phát triển mạnh cần cắt tảo ngay với APA CLEAR 900 hoặc APA N900 và tiến hành thay nước, siphon sạch đáy ao. Sau khi cắt tảo, tăng cường xử lý vi sinh làm sạch nước ao, xử lý tảo tàn, tạo hệ vi khuẩn có lợi, lấn át vi khuẩn có hại, đồng thời tiêu thụ bớt dinh dưỡng trong nước ao, giảm tảo phát triển, ổn định pH và độ kiềm trong nước.  Lưu ý: khi cắt tảo cần tăng cường men tiêu hóa APA SUNZYME, phòng trường hợp tôm ăn tảo tàn gây các bệnh đường ruột, sử dụng gấp đôi liều khuyến cáo trên nhãn.
  • Tăng cường bổ sung các dinh dưỡng hỗ trợ tăng sức đề kháng như APA C MAX hoặc APA BETAGLUCAN hoặc APA HEPAGLUCAN hoặc APA BETACAN.
  • Định kỳ hàng tuần kiểm tra mẫu nước mẫu tôm để xác định mức độ cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio sp có trong ao nuôi. Nếu mức độ cảm nhiễm Vibrio sp vượt quá 103 CFU/ml cần tiến hành diệt khuẩn. Có thể lựa chọn 1 trong các sản phẩm diệt khuẩn sau: APA LS 600H (nếu tôm giai đoạn nhỏ) hoặc APA GLUTARAL hoặc APA N900. Lưu ý: sau khi diệt khuẩn cần bổ sung lại men vi sinh để duy trì hệ vi sinh có lợi cho ao APA NO2 BZT hoặc APA WIN.

 

Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật thủy sản

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NANO HỢP NHẤT APA

Comments are closed.