Phát hiện H5N1 ở Campuchia

Chuyên mục: Tin tức, Tin tức ngành 2

Tin tức từ Đại học Minnesota – Ngày 31 tháng 1 năm 2017.

Mới đây, Campuchia đã báo cáo đợt cúm H5N1 đầu tiên trong năm, phát hiện ở một trại gà thả vườn. Cơ quan thú y của Campuchia cho biết virus đã và đang phát tán ra nhiều trang trại khác và đã có 2 tỉnh là Svay Rieng và Thom báo cáo phát hiện dịch cúm ở gia cầm và chim hoang dã.

H5N1 tấn công trang trại Campuchia

Tin tức từ WATTAgNet.com – Bởi JACKIE Linden ngày 06 tháng 2 năm 2017.

Cơ quan thú y của Campuchia đã báo cáo với Tổ chức Thú y thế giới (OIE) một dịch cúm gia cầm có chủng độc lực cao (HPAI) bùng phát do virus cúm H5N1 trong một bầy gia cầm thả vườn. Bộ Nông nghiệp của Campuchia cho biết trong một báo cáo ngày gửi OIE: Dịch cúm H5N1 bùng phát ở Campuchia lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2016, ở một đàn gia cầm thả vườn ở Svay Rieng, phía Đông Nam của Campuchai, giáp ranh với biên giới Việt Nam.

Các chủ trại gia cầm báo cáo có gia cầm bệnh và gia cầm chết bắt đầu từ ngày 25 tháng 1, và từ đó tiến hành thử nghiệm và điều tra. Virus lan rộng đã làm chết 68 con trong tổng số 390 con của đàn gà, những con còn lại trong đàn gà đều bị tiêu hủy. Các nhà chức trách cũng đã bắt đầu áp dụng các biện pháp di dời cách li và khử trùng các khu vực bị ảnh hưởng.

Cùng thời điểm với đợt bùng phát dịch cúm gia cầm này, một dịch cúm gia cầm chủng độc lực thấp gây ra bởi virus H7N3 đã giết chết hơn 90 phần trăm của một đàn vịt gồm 4.000 con ở một ngôi làng thuộc tỉnh Thom ở miền trung Campuchia.

Dịch cúm gia cầm thời gian gần đây đã được phát hiện không chỉ ở châu Á mà còn ở châu Âu như Phần Lan, Châu Phi như Nigeria, và thậm chí cả châu Mỹ. Nếu không có hành động nhanh chóng và mạnh mẽ, cúm gia cầm có thể tấn công đàn gia cầm của bạn và gây ra những tổn thất rất lớn.

Các giải pháp duy nhất cho dịch cúm gia cầm là tiêm phòng và đảm bảo cách li tốt khỏi nguồn lây lan virus. Bên cạnh đó, khuyến cáo các hộ chăn nuôi áp dụng các chương trình phòng chống dịch để chủ động phòng bệnh cho gia cầm và tránh những thiệt hại không đáng có. Nên tiêm vắc xin cúm gia cầm lần đầu tiên cho gia cầm 16 ngày tuổi. Để tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa stress gây ra bởi chủng ngừa, nên trộn APA Antistress P (trong đó có chứa Vitamin C 50%, Acid citric 50%) với thức ăn hoặc hòa tan vào nước uống cho gia cầm uống cả ngày. Tiêm lặp lại lần thứ 2 khi gia cầm 45 ngày tuổi. Sau khi tiêm chủng, người chăn nuôi cần cung cấp cho gia cầm đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu. APA Soluvita P là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và các axit amin thiết yếu để cải thiện tốc độ tăng trưởng của gia cầm, ổn định FCR và sức khỏe để vượt qua những căng thẳng do tiêm chủng.

 

Xem thêm: Cúm gia cầm bùng phát ở 7 nước Châu Âu

2 Responses

  1. […] thêm: Phát hiện H5N1 ở Campuchia, Cúm gia cầm bùng phát ở 7 nước Châu […]

  2. […] Xem thêm: Phát hiện H5N1 ở Campuchia […]

Comments are closed.