Nguồn chất béo ảnh hưởng đến sinh trưởng và thành phần thân thịt lợn vỗ béo?

Chuyên mục: Tin tức, Tin tức ngành 0

Chất béo trong khẩu phần ăn có chứa nhiều axit béo no hơn sẽ cung cấp giá trị năng lượng cao hơn cho lợn con đang phát triển.

Có nhiều nguồn chất béo khác nhau với giá trị năng lượng và thành phần axit béo khác nhau có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng và thành phần thân thịt của lợn tại giai đoạn tăng trưởng và vỗ béo. Trong báo cáo gần đây, nhà nghiên cứu cho biết sử dụng mỡ trắng để bổ sung có giá trị năng lượng cao hơn so với sử dụng dầu đậu nành. Hai thí nghiệm đã được tiến hành để xác định xem các phản ứng thực tế có xác nhận sự khác biệt giữa mỡ trắng và dầu đậu nành hay không, và theo cách thử nghiệm này có thể được áp dụng cho các nguồn chất béo khác.

Trong thí nghiệm 1, 135 con lợn được chia ngẫu nhiên (9 chuồng/ lô thử nghiệm, 3 con/chuồng) vào 5 lô thử nghiệm có khẩu phần ăn khác nhau. Một khẩu phần đối chứng bao gồm ngô, bột đậu nành và không bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn. Bốn khẩu phần khác được bổ sung 3% dầu đậu nành, 6% dầu đậu nành, 3% mỡ trắng hoặc 6% mỡ trắng vào khẩu phần ăn của lợn.

Trong thí nghiệm 2, 144 con lợn được chia ngẫu nhiên (8 chuồng/ lô thử nghiệm, 3 con/chuồng) vào 6 lô thử nghiệm có khẩu phần ăn khác nhau. Khẩu phần đối chứng giống như trong Thí nghiệm 1 và 5 khẩu phần ăn bổ sung khác bằng cách thêm 6% dầu đậu nành, 6% mỡ trắng, 6% dầu cọ, 6% hỗn hợp mỡ động vật- dầu thực vật hoặc 6% mỡ động vật.

Mỗi thí nghiệm trên được chia thành hai giai đoạn. Trong thí nghiệm 1, giai đoạn I kéo dài 21 ngày và giai đoạn II kéo dài 28 ngày, trong khi đó trong thí nghiệm 2 giai đoạn I kéo dài 19 ngày và giai đoạn II kéo dài 28 ngày. Các con lợn đã được đo độ dày mỡ trên lưng, cân nặng, và lượng thức ăn tiêu thụ đã được ghi lại.

Trong thí nghiệm 1, đàn lợn được cho ăn chất béo có lượng thức ăn trung bình hàng ngày thấp hơn trong giai đoạn II và toàn bộ chu kỳ, và mức tăng trọng cao hơn trong giai đoạn I, giai đoạn II và toàn bộ chu kỳ so với các con được cho ăn khẩu phần đối chứng. Các con lợn được cho ăn chất béo có xu hướng có độ dày mỡ lưng trên xương sườn hơn so với những con được cho ăn khẩu phần đối chứng. Các con lợn được cho ăn 6% chất béo có mức tăng trọng trên lượng thức ăn tiêu thụ cao hơn trong giai đoạn II và toàn bộ chu kỳ so với các con được cho ăn 3% chất béo. Trong giai đoạn I, các con lợn được cho ăn mỡ trắng phát triển nhanh hơn so với những con được cho ăn dầu đậu nành.

Trong thí nghiệm 2, các con lợn được cho ăn chất béo (dầu đậu nành, mỡ trắng, hỗn hợp mỡ động vật – dầu thực vật, dầu cọ, hoặc mỡ động vật) trong khẩu phần có mức tăng trọng cao hơn: cho ăn trong từng giai đoạn và toàn bộ chu kỳ, mức tăng trọng trung bình hàng ngày cao hơn trong giai đoạn I, nhưng lượng ăn vào trung bình hàng ngày trong giai đoạn II và toàn chu kỳ thấp hơn so với lợn ăn khẩu phần đối chứng. Mỡ trắng cũng làm tăng mức tăng trọng trung bình hàng ngày trong giai đoạn I so với dầu đậu nành. Lợn được cho ăn dầu cọ có độ dày mỡ ở xương sườn thứ 10 dày hơn so với lợn được cho ăn dầu đậu nành, hỗn hợp mỡ động vật – dầu thực vật hoặc mỡ động vật. Việc bổ sung 6% chất béo vào khẩu phần ăn giúp cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn hơn cho đàn lợn trong giai đoạn vỗ béo, trong khi các loại chất béo khác nhau sẽ đưa ra các kết quả thực tế khác nhau, có thể phù hợp với giá trị năng lượng khác nhau.

Kết quả từ giai đoạn đầu chỉ ra rằng chất béo trong khẩu phần có nhiều axit béo no có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn so với những loại có nhiều axit béo không no đối với lợn đang phát triển.

 

Theo Pig333

Comments are closed.