Hiện nay do nhu cầu thị trường tăng cao khiến ếch trở thành một trong những loài vật nuôi có mức thu nhập ổn định với nhiều bà con nông dân. Khá nhiều trang trại, hộ gia đình nuôi ếch thành công với mức doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Để giúp bà con nuôi ếch đạt năng suất cao, Phòng Kỹ Thuật Thủy Sản APA chia sẻ đến bà con phương pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp trên ếch nuôi sử dụng các sản phẩm APA.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
1. HỘI CHỨNG CHÂN ĐỎ
2. BỆNH MÙ MẮT, VẸO CỔ ẾCH
3. BỆNH LỞ LOÉT TRÊN DA
4. BỆNH SÌNH BỤNG, ĂN KHÓ TIÊU
5. BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG
CHẨN ĐOÁN BỆNH TRÊN ẾCH NUÔI
Trong tài liệu này, bộ phận kỹ thuật APA xin gửi đến bà con cách trị và sản phẩm thuốc điều trị một số bệnh phổ biến trên ếch. Để hiểu và trị bệnh có hiệu quả, bà con cần biết một số đặc điểm sinh học của ếch, các bộ phận cơ bản của ếch (như gan, ruột, thận) để mô tả đúng bệnh, tìm hiểu đầy đủ nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Ếch là loài lưỡng cư, có thể hô hấp và bài tiết qua da, chuyển qua nhiều quá trình biến thái và ăn chủ yếu côn trùng, động vật nhỏ. Khi nuôi trong môi trường công nghiệp, nước nuôi ô nhiễm khiến ếch khó bài tiết, dễ nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh, thuốc diệt khuẩn khiến cho da ếch bị hư hại, lở loét. Thức ăn công nghiệp không đảm bảo, khi ngấm nước dễ hư hỏng, thành phần thực vật trong thức ăn nhiều khiến cho ếch dễ bị các bệnh đường tiêu hóa, ếch thiếu dinh dưỡng có thể cắn nhau.
Khi quan sát thấy ếch có dấu hiệu biểu hiện bệnh ra ngoài, cần giải phẫu kiểm tra gan, thận, ruột,… để kiểm tra viêm nhiễm. Khi đường tiêu hóa tốt, có thể điều trị nhanh khỏi, ngược lại, khi gan, ruột bị viêm có thể giảm cữ, điều trị kết hợp để thuốc có hiệu quả nhất.
1. HỘI CHỨNG CHÂN ĐỎ (DERMATOSEPTICEMIA)
Nguyên nhân:
– Còn được gọi là bệnh đỏ chân, đỏ đùi. Đây là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính ngoài da trên ếch.
– Trong lịch sử, tác nhân căn nguyên thường gặp nhất là Aeromonas hydrophila; nhiều trực khuẩn Gram âm khác bao gồm aeromonad, pseudomonads, enterobacteria (ví dụ: Citrobacter, Proteus, Salmonella). Ngoài ra, một số vi khuẩn gram dương (ví dụ Streptococcus và Staphylococcus) có liên quan đến hội chứng này.
Triệu chứng:
– Ếch di chuyển chậm chạp, chán ăn, sưng phù ở khắp cơ thể hoặc tập trung ở tứ chi, các hạch bạch huyết. Ếch bị tràn dịch dưới da, lở loét, hoại tử.
– Khi mổ bụng sẽ thấy tình trạng chảy máu trong và có nước trong ổ bụng, gan bị bầm và đọng máu. Các cơ quan nội tạng như gan có thể sưng, chứa mủ.
Cách điều trị:
– Đây là bệnh có liên quan mật thiết với yếu tố môi trường do đó cần thay nước sạch, oxy hòa tan cao, sạch mầm bệnh.
– Tắm cho ếch bằng iodine (APA LS600H, APA MAX CLEAR).
– Cho ếch ăn một trong các công thức kháng sinh oxytetracyline hoặc APA DOXYL 40 hoặc ampiciline + colistine (APA COLISTAM) hoặc gentamycine + Sulfadimethoxine .
– Nếu ếch chướng bụng, viêm ruột có thể giảm lượng ăn, ngâm kháng sinh cho ếch. Bổ sung thêm enzyme APA PRO để giúp ếch dễ tiêu hóa thức ăn.
– Giữ môi trường sạch sẽ, thay nước định kỳ và giữ mật độ nuôi vừa phải để giảm thiểu ô nhiễm, giúp ếch có thể bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể qua da.
2. BỆNH MÙ MẮT, VẸO CỔ ẾCH
Nguyên nhân & Triệu chứng: Nguyên nhân do một hoặc nhiều loài vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây ra. Vi khuẩn tấn công vào nhiều cơ quan khác nhau của ếch gây tổn thương hoặc hư hại. Tại mắt, gây đục mắt (d); tại não gây mất thăng bằng (a), bơi loạng choạng; tại xương gây vẹo cổ (e); tại các cơ quan khác gây suy giảm chức năng, hư hỏng nội quan, ếch bị nặng ngửa bụng và chết (b).
Cách điều trị:
– Khi phát hiện bệnh cần điều trị sớm bằng cách bắt ếch bệnh ra khỏi đàn, tránh lây lan.
– Thay nước sạch hàng ngày, xử lý diệt khuẩn nước bằng APA BLUE No.1 hoặc APA MAX CLEAR hoặc APA LS600H.
– Giảm cữ cho ăn, trộn thuốc kháng sinh cho ếch ăn như Oxytetracyline (APA TETRA – cho ăn, tắm) hoặc Florfenicol (APA FLO 40) nếu ếch bệnh nhiều Cephalexin + Sulfadimidine hoặc Cephalexin + Amoxicilin + Florfenicol.
– Điều trị kết hợp cho ăn các sản phẩm bổ gan, thải độc, tăng sức đề kháng, khoáng.
3. BỆNH LỞ LOÉT TRÊN DA (BỆNH GHẺ)
Nguyên nhân & Triệu chứng:
– Do nước dơ bẩn, nhiều khí độc khiến cho ếch bài tiết khó khăn, da ứ nước, lở loét.
– Do trong ao có nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bội nhiễm.
– Do ếch thiếu ăn, cắn nhau gây lở loét.
– Đối với nòng nọc, có thể do sử dụng nước ngầm có độ cứng cao, nhiễm phèn gây mất cân bằng áp suất thẩm thấu.
Cách điều trị:
– Diệt khuẩn nước, thay nước sạch thường xuyên (tương tự trên).
– Đối với nòng nọc, cần giãn mật độ, tắm oxytetracyline, xử lý nước trước khi cấp.
– Cần bổ sung các loại vitamin (APA VITA F, APA CODA), acid amin (APA BIG ONE), khoáng (APA CALPHOS) để ếch có đủ sức khỏe, ngoại hình đẹp.
– Nếu ếch bị nặng, có thể cho ăn Ampiciline + Colistine (APA COLISTAM) hoặc Doxylcyline (APA DOXYL 40).
4. BỆNH SÌNH BỤNG, ĂN KHÔNG TIÊU VÀ VIÊM RUỘT
Nguyên nhân: Ếch ăn quá nhiều thức ăn không tiêu hoặc thức ăn bị nấm mốc, hư hỏng.
Hiện tượng: Bụng ếch bị trương phình, ếch nằm yên một chỗ, một vài con có ruột và mỡ thoát ra ở lỗ hậu môn, ruột bị sưng và mỏng, bên trong có dịch trong lỏng lẫn với cặn thức ăn không tiêu và có mùi thối.
Cách chữa trị:
– Ngưng cho ăn trong 1 hay 2 ngày hoặc giảm lượng thức ăn xuống, làm vệ sinh chỗ ăn, hồ nuôi, tăng độ tươi sống của thức ăn, bỏ thức ăn mốc, quá hạn.
– Trộn cho ếch ăn enzyme tiêu hóa (APA PRO) liên tục trong 3-5 ngày, luân phiên với men tiêu hóa như APA SUNZYME hoặc APA 6S định kỳ 1-2 lần/tuần.
5. BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG
Nguyên nhân: Do các loại protozoa, trùng lông , giun sán ký sinh trên ếch.
Triệu chứng: Ếch chậm lớn, ăn yếu, chán ăn, gầy gò, có thể viêm nhiễm đường ruột, lở loét trên da.
Cách chữa trị:
– Nên đem mẫu bệnh soi kiểm tra loại ký sinh trùng để lựa chọn thuốc phù hợp nhất vì bệnh này thường phát theo mùa, mỗi vùng nuôi có loài phổ biến riêng.
– Điều trị và phòng ngừa định kỳ bằng APA FISH SPORE hoặc APA KILL PORINE.
– Sau khi xổ ký sinh trùng, nên cho ăn các loại dinh dưỡng bổ sung để ếch nhanh hồi phục.
– Thường xuyên dọn dẹp ao, bể nuôi, dùng vi sinh xử lý (APA WIN) để giảm ô nhiễm.
Liều lượng sử dụng xin tham khảo hướng dẫn sử dụng trên nhãn các sản phẩm hoặc liên hệ qua Zalo APANANO hoặc Hotline (028) 6654 5628 để được tư vấn thêm.