Sau một thời gian dài nắng nóng, trên cả nước thời tiết đang thay đổi, có mưa rải rác và mây mù làm cho môi trường ao bị xáo trộn, thay đổi chất lượng nước đột ngột dễ làm cho tôm cá bị bệnh. APA xin chia sẻ kinh nghiệm xử lý ao nuôi sau mưa cũng như cách sử dụng APA IRON VIP để làm sạch nước ao, khử độc tố kim loại nặng giúp nước ao sạch, tôm cá khỏe mạnh.
MỘT SỐ BIẾN ĐỔI TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC AO SAU KHI MƯA
– Độ pH, phèn: nước mưa có tính acid yếu, sau các trận mưa rào thường góp phần làm giảm pH trong nước ao. Ở các ao đất xung quanh bị nhiễm phèn, nước mưa thấm trong đất, ép phèn chảy vào ao làm cho hàm lượng ion sắt gia tăng, bám mang của tôm cá khiến cho tôm cá hô hấp bị khó khăn, tảo và vi sinh cũng bị ảnh hưởng.
– Oxy hòa tan, BOD: tảo sống nhờ quang hợp và cung cấp lượng lớn oxy cho tôm cá vào ban ngày, khi mưa có mây mù và ánh sáng bị hạn chế do đó tảo không phát triển được và chết. Xác tảo gây ô nhiễm nước như nhớt nước, váng bọt, tăng độ đục của nước ao. Khi tảo chết lắng xuống đáy làm cho lượng tiêu thụ oxy ở nền đáy gia tăng, khí độc NH3 ở đáy chuyển hóa chậm và có thể bùng phát. Khi mưa, một số loại tảo và thực vật quan ao có thể tiết ra chất độc vào nước khiến gây ảnh hưởng đến tôm cá trong ao.
– Sự thay đổi đột ngột về môi trường khiến cho tôm cá yếu đi, dễ nổi đầu, suy giảm sức đề kháng sau đó có thể bị nhiễm bệnh do vi khuẩn, vi rút gây bệnh bùng phát trong ao nuôi.
GIẢI PHÁP
– Trong và sau khi mưa: nên tăng cường oxy trong ao bằng cách tăng chạy quạt nước, sục khí đáy hoặc sử dụng sản phẩm oxy viên APA OXY cho tôm cá.
– Sau khi mưa, sử dụng IRON VIP để dọn dẹp chất bẩn trong ao, làm sạch nước và thoáng bề mặt ao để tôm cá dễ hô hấp, hạn chế khí độc bùng phát trong ao và khử phèn.
– Bước cuối cùng là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ xử lý ô nhiễm nước và đáy ao như APA YUCCA VIP 1, APA DEO YUCCA, APA EXTRA YUCCA hoặc men vi sinh như APA NO2 BZT, APA WIN.
Thành phần:
Ethylenediamine tetraacetic acid.
Công dụng:
– Làm lắng các chất hữu cơ và khử kim loại nặng trong nước.
– Loại bỏ độc tố do tảo gây ra, dư lượng hóa chất (chlorine, thuốc trừ sâu, kháng sinh,…) trong nguồn nước ao nuôi.
– Giảm độ nhớt, độ váng của nước, hạn chế sức căng bề mặt, các chất lơ lửng, mùn bã hữu cơ, làm cho ao thoáng, tạo môi trường thuận lợi cho tôm, cá phát triển.
– Giúp mang và thân tôm, cá sạch, tránh hiện tượng viêm mang, phồng nắp mang, mang bám dơ.
Cách sử dụng:
– Sử dụng 2 lít/ 1.600 m3 nước, pha loãng với nước sạch sau đó tạt đều xuống ao vào thời điểm nắng nóng, đồng thời mở mạnh máy quạt nước.
– Trong trường hợp ao ô nhiễm nặng: Sử dụng 3 – 4 lít/ 1.600 m3 nước.
Nhằm chia sẻ kinh nghiệm xử lý nước ao nuôi ô nhiễm sau mưa lũ xin liên hệ qua Zalo APANANO hoặc Hotline (028) 6654 5628 để được tư vấn cụ thể.