Thiết lập Công Thức Thức Ăn cho Tôm

Hiện nay, việc thiết lập công thức thức ăn cho tôm còn đặt ra nhiều thách thức cho các nhà dinh dưỡng. Bởi, hiệu quả tăng trưởng của tôm không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu, chất lượng dinh dưỡng thức ăn mà còn là công nghệ sản xuất của các nhà máy, trình độ quản lý trại nuôi và hệ thống nuôi tôm ở các mức độ (quảng canh, bán thâm canh hay thâm canh) khác nhau.

Nhu cầu dinh dưỡng

Các nghiên cách đây hàng chục năm đã khẳng định, tôm thẻ chân trắng có nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn tôm sú (ví dụ nhu cầu Protein khoảng 35 – 36%), tuy nhiên do quá trình chọn giống làm gia tăng khả năng tăng trưởng của tôm, vì vậy đến nay, nhu cầu dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng cũng đòi hỏi cao hơn. Mặt khác, ngày nay, tôm nuôi trong các hệ thống nuôi thâm canh mật độ cao có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn để đáp ứng năng lượng cho các hoạt động, tăng khả năng đề kháng, thích nghi tốt với thay đổi môi trường đột ngột (stress) cũng như để đáp ứng tốt hơn với môi trường này khi mà nguồn dinh dưỡng tự nhiên ở hệ thống này hầu như không có.

Vì vậy, hiện, các thị trường thức ăn tôm ở khu vực Đông Nam Á chủ yếu sản xuất thức ăn có độ đạm khá cao, trong khoảng 38 – 42% để đáp ứng tăng trưởng và sức khỏe tôm nuôi. Các hệ thống nuôi càng thâm canh đòi hỏi nguồn dinh dưỡng từ thức ăn càng cao vì thức ăn tự nhiên không thể phát triển được trong các ao nuôi thâm canh.

Tuy nhiên, thức ăn tôm dùng cho hệ thống nuôi thâm canh nên có tổng hàm lượng EPA và DHA tối thiểu 0,95% ở giai đoạn <10 g và 0,9% ở giai đoạn >10 g.

Ngoài axít amin, chất dinh dưỡng Chloesterol được xem là “chìa khóa” quan trọng trong dinh dưỡng tôm, hàm lượng của nó phải đạt tối thiểu 0, 1% cho thức ăn nuôi thâm canh trong khi nuôi tôm quảng canh thức ăn chỉ cần tối thiểu 0,07% cholesterol. Các vitamin và khoáng thường dùng theo liều lượng của các Premix từ các tập đoàn chuyên ngành vì họ đã tính đủ nhu cầu cho tôm.

Thức ăn tôm ở các nước trong khu vực

Nghề nuôi tôm ở Đông Nam Á, Ấn Độ và Mỹ Latinh (Ecuador) có mức độ thâm canh khác nhau nên nguồn thức ăn cũng có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Các nước Đông Nam Á mật độ thả nuôi trong ao đất khoảng 80 – 120 con/m2, tại Ấn Độ, khoảng 30 – 60 con/m2 trong khi Ecuador ít hơn, chỉ 10 – 20 con/m2. Thức ăn tôm thẻ chân trắng ở các nước Đông Nam Á có hàm lượng đạm trung bình 38 – 42% và chất béo chiếm 7%, trong khi ở Ấn Độ hàm lượng đạm 35 – 36%, Ecuador hàm lượng đạm 28 – 36% và chất béo 6 – 9%. Tốc độ tăng trưởng và FCR cũng khác nhau ở các quốc gia (Bảng 5).

Công thức thức ăn tôm

Chất lượng thức ăn không chỉ được quyết định bởi hai yếu tố là chất lượng dinh dưỡng và nguyên liệu mà còn phụ thuộc chủ yếu bởi công nghệ sản xuất thức ăn ở nhà máy. Thức ăn có hiệu quả, đáp ứng tốt trong quá trình nuôi cần phải đạt được yếu tố về độ tiêu hóa cao, độ bền nước tốt và tỷ lệ bụi thấp. Để đạt được những yêu cầu trên, nhà máy cần lưu ý một số tiêu chuẩn quan trọng như: Độ nghiền mịn nguyên liệu cho từng gian đoạn tôm; thời gian nấu; nhiệt độ nấu; thời gian hấp và sấy.

KHUNG LỊCH MÙA VỤ THẢ GIỐNG NUÔI TÔM NƯỚC LỢ 2024

Nhu cầu dinh dưỡng tôm ở giai đoạn tôm giống cần phải cao, thường hàm lượng đạm tối thiểu 50% và chất béo 9 – 12%, sau đó tôm Postlarvae 15 được ương gièo đến 1 g nên dùng thức ăn có hàm lượng đạm tối thiểu 45% và hàm lượng chất béo khoảng 7,5 – 8,5%. Sau giai đoạn 1 g, nhu cầu dinh dưỡng cần đáp ứng như (Bảng 6).

Thông thường, khi tôm ở giai đoạn 15 – 35 g sẽ phải dùng astaxanthin với lượng 50 – 100 ppm để tạo màu đỏ cho tôm, tuy nhiên theo (Bảng 7), nếu sử dụng 10% Empyreal 75 thì chỉ cần astaxanthin với lượng 25 ppm để tiết kiệm chi phí công thức, thay vì dùng 50 ppm.

Theo TS Nguyễn Duy Hòa – Giám đốc Kỹ thuật toàn cầu, Ngành hàng Empyreal, Cargill Inc

 

Comments are closed.