Nuôi lươn không bùn tiết kiệm chi phí, dễ chăm sóc, nhu cầu thị trường cao. Phòng Kỹ Thuật Thủy Sản APA chia sẻ đến bà con quy trình nuôi lươn đồng không bùn hiệu quả ứng dụng các sản phẩm APA đạt năng suất cao.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
I. HỆ THỐNG NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN
II. CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI LƯƠN
III. THỨC ĂN CHO LƯƠN
IV. QUẢN LÝ CHĂM SÓC
V. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN LƯƠN
I. HỆ THỐNG NUÔI
Lươn là động vật ưa bóng râm, tối, lươn ít vận động, có làn da nhạy cảm do đó bể nuôi có các đặc điểm sau:
– Chất liệu: bể lót bạt nhựa, xi măng, composite, nhựa tổng hợp, gạch men,… Bể nên có mái che tránh nắng, mưa, ánh sáng mạnh.
– Diện tích: 4-20m2, độ sâu mực nước 10-30 cm tùy theo kích cỡ của lươn, độ cao thành bể khoảng 60-1,2m. Môi trường xung quanh bể khô ráo, sạch sẽ, hạn chế nấm và vi khuẩn phát triển trong quá trình nuôi.
– Giá thể: dùng sợi nilon dài 50-60 cm bó thành chùm. Khi lươn lớn có thể làm khung tre, ống nhựa PVC để lươn trú ngụ.
– Dụng cụ khác: vợt, máy bơm nước, bể hoặc ao lắng trữ nước sạch, dụng cụ vệ sinh bể,…
II. CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Một số chỉ tiêu chất lượng nước cơ bản cho nuôi lươn trên bể:
– Ôxy hòa tan: >2mg/lít
– Nhiệt độ: 25-32 oC
– Amonia tổng số (NH3/NH4): <2 mg/lít
– pH: 6,5-8.5
Trước khi nước cấp vào bể nuôi cần lắng, lọc kỹ để tránh kim loại nặng, phèn, chất bẩn, ký sinh trùng,… Để diệt khuẩn nước, dùng một trong các sản phẩm APA N900 (nước đục), APA BLUE No.1 (nước nhớt, có nấm), APA MAX CLEAR, APA LS600H (nước trong), APA IRON VIP (nước nhiễm phèn).
Thay nước sạch và tăng sục khí trước khi cho lươn ăn 30 phút. Sau khi lươn ăn 2 giờ, xi phông và xả bỏ các chất cặn ở đáy bể, thức ăn thừa để giữ môi trường nước sạch.
Định kỳ bổ sung vi sinh APA NO2 BZT để xử lý chất thải và ổn định môi trường nước trong bể nuôi. Có thể thay nước mới 2-3 ngày/lần, tỷ lệ thay 30-70% tùy mức độ bẩn.
III. CHỌN VÀ THẢ GIỐNG
Con giống tốt là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả của nuôi lươn (do nguồn lương giống chất lượng cao hiện nay trên thị trường vẫn còn hạn chế, việc gặp giống kém chất lượng thường xuyên xảy ra). Người nuôi lươn nên chọn lựa các cơ sở có uy tín để tìm hiểu và mua giống cũng như được hỗ trợ kỹ thuật nuôi.
Cỡ giống tùy theo điều kiện thời tiết và lịch thả nuôi, thông thường 50 – 500 con/kg. Tốt nhất là 80 – 150 con/kg. Thời gian nuôi kéo dài khoàng 4-10 tháng, kích cỡ khi thu hoạch thường đạt 4-10 con/Kg, tỷ lệ sống trung bình trên 70%.
Ưu tiên lựa lươn giống đã thuần cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, màu vàng sẫm thường phát triển nhanh nhất. Lươn có màu màu vàng xanh sẽ cho tốc độ phát triển kém hơn. Lươn có màu xám tro thường khá chậm lớn.
Mật độ thả nuôi tùy cỡ, nhưng dao động 150 – 300 con/m2. Khi vận chuyển lươn giống phải để đói ít nhất 1 ngày, vận chuyển bằng thùng xốp hở, hoặc túi nylon có ôxy với tỷ lệ 1 nước 1 lươn.
Trước khi thả nên tắm lươn bằng iod, hoặc thuốc tím pha loãng với nồng độ 2 – 5 ppm trong 5 phút. Sau khi thả 2 ngày mới bắt đầu cho ăn.
IV. CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO LƯƠN
Thức ăn cho lươn thường được sử dụng bao gồm 70% thức ăn công nghiệp (kích cỡ 1-3mm, độ đạm khoảng 40%) và 30% là cá tạp xay, hấp chín. Mỗi ngày cho lươn ăn 2 cữ sáng và chiều tối. Có thể sử dụng 100% thức ăn công nghiệp để hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi. Tùy mùa vụ và thời tiết có thể cho tôm ăn buổi sáng 7-8 giờ, buổi chiều 17-18 giờ. Sau khi cho lươn ăn khoảng 2 giờ thì thay dần nước, vớt bỏ thức ăn dư thừa.
Hàng ngày trộn men tiêu hóa APA 6S hoặc APA MEN S để tăng khả năng tiêu hóa và phòng bệnh đường ruột cho lươn.
Trộn APA CMAX luân phiên với APA BETAGLUCAN để tăng cường sức đề kháng cho lươn khi thời tiết thay đổi.
Trôn APA BIG ONE để thúc đẩy lươn thèm ăn, phát triển tốt, đều cỡ màu sắc đẹp. Định kỳ 2 tuần lần phân cỡ lươn, cách ly những con bị còi, xây xát, lở loét.
V. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ BỂ NUÔI
Trong quá trình nuôi nên chú ý theo dõi sức khỏe và khả năng ăn mồi của lươn. Khi có biểu hiện chán ăn cần kiểm tra ngay và xử lý phòng bệnh, cái thiện môi trường nước kịp thời.
Thường xuyên 1-2 tuần thay giá thể hoặc vệ sinh, diệt khuẩn giá thể để tránh mầm bệnh.
Thường xuyên phân cỡ lươn, tách riêng lươn lớn và lươn nhỏ, tỉa bớt lươn còi để tăng hiệu quả sản xuất, giảm FCR và hao hụt.
BỆNH TRÊN LƯƠN
1. Bệnh sốt nóng:
Nguyên nhân: Khi nuôi mật độ nuôi dày, khí độc quá cao làm lươn stress, sốt nóng, nhiệt độ nước tăng. Lươn tiết nhiều dịch nhầy, hô hấp khó khăn, đầu sưng phồng dẫn đến chết.
Điều trị: Thay nước thường xuyên sau mỗi cữ ăn, đảm bảo nước sạch, không có khí độc và oxy hòa tan đầy đủ. Sử dụng APA IRON VIP để xử lý nước giếng nhiễm phèn trước khi thay.
2. Bệnh lở loét, xuất huyết, trắng mình:
Nguyên nhân: Lươn bị xây xát do cắn nhau, bị ký sinh trùng đu bám, vi khuẩn gây bệnh xuất huyết hoặc nấm gây lở loét trên da, đuôi lươn.
Điều trị: Nên bắt lươn riêng bệnh ra bể xử lý.
Đối với lươn bị bệnh ngoài da nên thay nước sạch, tắm và diệt khuẩn nước bằng APA LS 600H hoặc APA MAX CLEAR để hạn chế nhiễm khuẩn vết thương.
Để điều trị bệnh nhiễm khuẩn, có thể dùng một trong các loại kháng sinh của APA như APA DOXY / APA COTRIM 48 / APA COMAX hoặc APA ERY để điều trị. Liều lượng theo nhãn của từng sản phẩm. Khi có triệu chứng lươn giảm ăn, hoặc bệnh lác đác cần trị sớm cho cả đàn nếu để lươn bỏ ăn, treo đầu hoặc chui rúc vào giá thể thì rất khó xử lý vì lúc này không đưa thuốc vào được cơ thể lươn.
Đối với lươn bị nấm trắng đuôi, loang lỗ trên da xử lý APA CLEAR 900 hoặc APA KILL ALGAE định kỳ, điều chỉnh và vệ sinh môi trường bể nuôi tránh ẩm mốc.
3. Bệnh ký sinh trùng:
Nguyên nhân: Do lươn sử dụng thức ăn tươi như cá tạp, ốc, trùn chỉ sống… nên khả năng bị nhiễm ký sinh trùng cao, đặc biệt là nhóm giun, sán, vi bào tử trùng ký sinh trong thức ăn. Ký sinh trùng phát triển trong ruột lươn gây tổn thương đường ruột, ấu trùng có thể chui vào cơ thể lươn gây hoại tử, sưng đường ruột. Do lươn ít vận động nên, một số loài ký sinh trùng có trong giá thể (bèo, ống tre, nguồn nước không được xử lý,…) có thể nở trứng và phát triển đu bám trên da lươn gây lở loét.
Điều trị: Để xử lý bệnh này, cần lựa chọn nguồn thức ăn sạch, đảm bảo vệ sinh, nên nấu chín thức ăn hoặc chuyển dùng thức ăn công nghiệp thường xuyên hơn. Nên lắng lọc nước ao bằng túi lọc mịn có kích cỡ mắt lưới dưới 100 micron.
Khi lươn bị bệnh cần sử dụng sản phẩm xử lý ký sinh trùng phù hợp để chữa trị, tùy loại ký sinh trùng có thể lựa chọn sản phẩm đặc hiệu. Các sản phẩm thường được sử dụng như APA FENFOR, APA FISH SPORE (nội ký sinh), APA PENTAX (nội, ngoại ký sinh). Để xử lý ngoại ký sinh trùng đep bám trên da, dùng APA CLEAR 900 để ngâm tắm định kỳ.
Phòng Kỹ Thuật Thủy Sản tổng hợp. Bài viết có sử dụng một số hình ảnh của bà con và đồng nghiệp. Xin liên hệ qua Zalo APANANO hoặc Hotline (028) 6654 5628 để được tư vấn thêm.
Xem thêm: Bệnh Ghẻ Lở trên Cá Kèo | Bệnh Lở Loét trên Cá Lóc