Thời gian đọc: 5 phút
– Sự quan trọng của gan, tụy trên tôm (gọi là Hepatopancrease HP) và gan của cá (gọi là Liver L).
– Những nguyên nhân gây hại cho HP và L và giải pháp phòng tránh hữu hiệu nhất.
Hiện nay, tại Thái Lan và Việt Nam, việc nuôi các loại thủy sản như: tôm thẻ, tôm sú, cá tra, rô phi, cá lóc và cá rô đồng đang được tập trung phát triển mạnh. Các loài thủy sản trên đã và đang góp phần mang lại lợi nhuận cho người nông dân, doanh nghiệp và góp phần cho xuất khẩu.
Một trong những vấn đề quan trọng là việc nuôi trồng thủy sản cần đạt được hiệu quả sản xuất, có chất lượng tốt và không tồn dư kháng sinh. Để tôm, cá phát triển tăng trưởng tốt thì cần phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là chất lượng nguồn nước, đất, chất lượng thức ăn và việc quản lý.
Bên cạnh đó, loài thuỷ sản cần phải khỏe mạnh, sức đề kháng bệnh tốt, các bộ phận bên trong cơ thể phải hoạt động tốt; đặc biệt là gan, tụy ở tôm (gọi là Hepatopancrease HP) và gan ở cá (gọi là Liver L). HP và L là 2 bộ phận quan trọng của tôm và cá.
HP là bộ phận quan trọng của tôm, nằm ở phần đầu của tôm với kích thước lớn và chia thành hai phần trái phải , quanh dạ dày thức ăn, bên trong là 1 đường ống cuộn lại. Trong ống gan tụy có 4 loại tế bào là B- cell, E- cell, F- cell và R- cell. HP của tôm đóng vai trò trong việc tiết men tiêu hóa, thải chất độc, tiêu hóa thức ăn và tạo tế bào mới.
Vai trò của HP sẽ bị mất đi nếu một tế bào bất kỳ hay tất cả tế bào bị hoại tử bởi các chất độc; từ nước như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt ốc, chất độc từ tảo trong nước, NH3, Aflatoxin.
Gan cá có màu nâu sẫm. Mỗi loài cá có đặc điểm hình thù gan khác nhau, nhưng đóng vai trò gần giống nhau, giúp tiết men tiêu hóa, tạo tế bào máu, tích luỹ chất dinh dưỡng. Vì vậy nếu gan khỏe thì cá sẽ phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng cao, tỉ lệ sống sót cao và sinh sản tốt. Giống như tôm, gan cá cũng có thể bị viêm, hoại tử bởi vi trùng và chất độc mà những chất độc đó đa phần bắt nguồn từ nguồn nước và thức ăn.
Để giúp cho hệ gan tụy của tôm và gan cá được hoàn thiện, đóng vai trò tốt hơn thì phải cung cấp nguồn thức ăn có chất lượng tốt, nguồn nước và đất có chất lượng phù hợp. Tuy nhiên, phù sa từ sông Mekong chảy qua các quốc gia khác và vào miền Tây Nam Bộ Việt Nam, sẽ bị nhiễm chất độc thải với một lượng ít nhiều khác nhau.
Với lượng chất độc chỉ là 1 phần trên triệu phần (ppm) hoặc 1 phần trên tỷ phần (ppb) cũng gây tổn thương đến gan tụy tôm và gan cá dưới dạng cấp tính và mãn tính. Chính điều này làm cho tôm cá yếu dần, phát triển chậm và chết do các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chú ý thật kỹ đến từng giai đoạn phát triển của tôm và cá theo từng mùa vụ và tìm kiếm phương án giải quyết.
Cách giải quyết tốt nhất là thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và thức ăn để biết có nhiễm độc hay không, nhưng cách này rất khó để thực hiện. Vì vậy, cách tốt nhất là nên bổ sung thêm thảo dược vào thức ăn để giúp giải độc gan tụy cho tôm và gan cá bằng cách trộn đều thức ăn với Liver Detox theo đúng liều lượng và hướng dẫn.
Đối với tôm, nên cho ăn mỗi ngày. Còn với cá thì nên cho ăn liên tục 7 ngày rồi tạm ngưng 7 ngày sau đó tiếp tục cho ăn và dừng theo chu kỳ 7 ngày đến khi nào xuất ao. Liver Detox sẽ giúp cho HP của tôm và L của cá hoạt động tốt hơn. Giảm tình trạng bị viêm, chết tế bào ở cả tôm và cá, tỉ lệ phát triển tốt, nâng cao tỉ lệ sống sót cao và điều quan trọng là giảm các vấn đề nhiễm bệnh phức hợp như vi khuẩn, giúp hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, đem lại hiệu quả cao, không tồn dư kháng sinh trong sản phẩm tôm và cá.
Liver Detox sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
PGS.TS. Jirasak Tangtrongpiros
Khoa Khoa học Thú y – Trường ĐH. Chulalongkorn, Bangkok, Thailand