Sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả trong phòng trị bệnh cho gà, vịt

posted in: News, Industry news 0

 

Bệnh tụ huyết trùng (Fowl cholera, FC)

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, xuất hiện vào thời điểm giao mùa, thường xảy ra cho gà nhất là gà lớn. Các triệu chứng xuất hiện chỉ vài giờ trước khi chết như sốt cao, mào yếm tím tái, vẹo cổ, viêm đường hô hấp hoặc tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong rất cao trên gà, vịt. Các bệnh tích thường gặp là xuất huyết tim và mỡ vành tim, bao

 

tim tích nước, xuất huyết phổi, hoại tử gan, buồng trứng xuất huyết, mềm nhão hoặc vỡ lòng đỏ. Chẩn đoán bệnh có thể phết kính máu hoặc phổi, nhuộm Gram tìm vi khuẩn (nhanh) hoặc phân lập vi khuẩn trên môi trường thạch máu hoặc dùng phản ứng PCR.

 

Bệnh hô hấp mãn tính (CRD do Mycoplasma gallisepticum)

Bệnh mãn tính do Mycoplasma kí sinh nội bào gây ra. Bệnh có thể lây qua trứng và do tiếp xúc trực tiếp. Vi khuẩn này làm tổn thương lớp lông rung niêm mạc đường hô hấp và tạo điều kiện cho các bệnh khác xâm nhập (E.coli, Pasteurella multocida, IBND) hoặc các yếu tố stress như mật độ, độ thông thoáng kém, nhiều khí độc.

 

Bệnh nổ ra chủ yếu ở gà từ 4 tuần tuổi trở lên với các triệu chứng âm rale khí quản (khò khè, há miệng thở, rướn cổ), dịch tiết mũi, ho, giảm sản lượng trứng trên gà đẻ. Bệnh tích thường thấy là mắt sưng, túi khí viêm, nặng thì có màng fibrin, niêm mạc thanh, khí phế quản xuất huyết, chứa dịch viêm, sưng khớp. Rất khó phân lập vi khuẩn này trên môi trường nhân tạo và phải nhuộm Giemsa. Do đó, sử dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) hoặc ELISA phát hiện kháng thể hoặc phản ứng PCR từ cặp mồi đặc hiệu khuếch đại gen 16S rRNA để xác định vi khuẩn trong chẩn đoán.

 

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza do Haemophilus paragallinarum)

Vi khuẩn Gram âm H. paragallinarum (tên gọi mới là Avibacterium paragallinarum) có thể gây bệnh cho gà mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là gà lớn (nhất là gà đẻ trong khu vực nhiệt đới). Bệnh có thể gây giảm sản lượng trứng (10-40%) và tăng tỷ lệ loại thải.

 

Triệu chứng lâm sàng xuất hiện 1-2 ngày sau khi mắc: sưng mặt một hoặc hai bên, chảy nước mũi, viêm kết mạc, sưng yếm hoặc có âm rale, giảm ăn uống và giảm sản lượng trứng. Bệnh tích là viêm ở đường hô hấp, xoang mũi, xoang dưới hốc mắt với chất nhày. Có thể thấy viêm phổi và viêm túi khí. Vi khuẩn có thể được phân lập trong môi trường thạch máu có bổ sung yếu tố V (cấy kèm vi khuẩn Staphylococcus spp) và thử sunh hóa hoặc phản ứng PCR.

 

Bệnh bạch lỵ, thương hàn do Salmonella

Vi khuẩn Gram âm Salmonella gây bệnh cho gà con (1-10 ngày tuổi) với tử số cao. Triệu chứng thường gặp là lòng đỏ không tiêu, gà lớn hơn thường tiêu chảy phân trắng, gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng lẫn máu, vỏ xù xì.

Bệnh tích gồm lách sưng to (gấp 2-3 lần bình thường), ruột xuất huyết, hoại tử điểm trên gan (đặc trưng), tim, mề, viêm buồng trứng, ống dẫn trứng méo mó, viêm xoang bụng (dính) và viêm khớp. Chẩn đoán phòng thí nghiệm có thể phân lập vi khuẩn trên môi trường BGA (Brilliant Green Agar), XLD (Xylose Lysine Deoxycholate), SS (Salmonella Shigella) … hoặc phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính với mẫu huyết thanh hoặc phản ứng PCR sử dụng cặp mồi khuếch đại gen invA.

 

Bệnh do E. coli

E.coli là vi khuẩn Gram âm, hiện diện thường xuyên trong đường ruột và chuồng trại. Vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng huyết (sốt, tím bầm) và gây bệnh trên đường tiêu hóa với triệu chứng tiêu chảy, viêm rốn, lòng đỏ không tiêu, viêm xoang bụng.

Bệnh tích xuất huyết phủ tạng có thể kèm với viêm fibrin ở gan, túi khí. Chẩn đoán phòng thí nghiệm có thể phân lập vi khuẩn trong điều kiện hiếu khí trên môi trường MacConkey hoặc thạch Brilliant green và thử sinh hóa hoặc chẩn đoán bằng phản ứng PCR từ cặp mồi đặc hiệu khuếch đại gen mã hóa yếu tố bám dính hoặc các độc tố của vi khuẩn (F18, VT2e).

 

Bệnh do Clostridium perfringens

Clostridium perfringens là vi khuẩn Gram dương kị khí, có bào tử gây bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi. Có 3 dạng trong hội chứng nhiễm vi khuẩn này tùy theo số lượng bào tử mà gà nhiễm phải bao gồm loạn khuẩn (dysbacteriosis), viêm gan mật (cholangiohepatitis) và viêm ruột hoại tử (necrotic enteritis), đây là tình trạng nghiêm trọng nhất thường được ghi nhận.

Các triệu chứng liên quan bao gồm giảm năng suất (tăng trọng ngày giảm 4-5%), phân có thức ăn chưa tiêu hóa, phân ướt, tiêu chảy. Bệnh tích ghi nhận ruột phồng to (do vi khuẩn lên men yếm khí sinh hơi), viêm ruột hoại tử, có thể có xuất huyết, gan vàng, nhạt màu, mềm bở. Chẩn đoán phòng thí nghiệm có thể phân lập vi khuẩn trong điều kiện yếm khí hoặc tủ ấm CO2 trên môi trường TSC (Tryptose sulfite cycloserine) cho khuẩn lạc màu đen hoặc chẩn đoán bằng phản ứng PCR từ cặp mồi đặc hiệu khuếch đại gen mã hóa các độc tố của vi khuẩn.

 

Bệnh do Riemerella anatipestifer

Riemerella anatipestifer là trực khuẩn Gram âm, có capsule, không di động, không bào tử. Vi khuẩn này gây bệnh cấp tính cho vịt (1-8 tuần tuổi mẫn cảm nhất), gây nhiễm trùng huyết và thường được gọi là bệnh bại huyết. Vịt con <5 tuần tuổi thường chết 1-2 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng.

Các triệu chứng có thể thấy là vịt con nằm ngửa đạp chân bơi chèo, không theo bầy được, lờ đờ, chảy nước mắt, mũi, thất điều vận động, lắc đầu và vẹo cổ, hôn mê và chết. Tiêu chảy, phân nâu hay hơi xanh. Nếu vịt con sống sót sẽ còi cọc. Bệnh tích xuất hiện khắp phủ tạng: có sợi huyết màng bao quanh gan, màng bao tim, túi khí, vòi trứng và viêm màng não, gan và lách sưng. Chẩn đoán phòng thí nghiệm có thể phân lập vi khuẩn trên môi trường thạch chocolate, thạch máu nhưng tương đối khó, phát hiện sau 24-48 giờ với khuẩn lạc nhỏ, trắng xám, hơi nhày hoặc chẩn đoán bằng phản ứng PCR từ cặp mồi đặc hiệu khuếch đại gen 16S rRNA.

 

Bảng 1. Sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho gà, vịt

 

 

KHÁNG SINH

 

BNH/ VI KHUN

 

LOẠI GIA CẦM

 

LIỀU TRỊ, ĐƯỜNG CẤP

 

LIỀU PHÒNG

NGƯNG THUỐC

(ngày)

GHI CHÚ
Amoxicillin E. coli Gà thịt 15-20mg/kg thức ăn   2  
Apramycin E. coli Gà, vịt thịt 0,25-0,5g/L   18  
Avilamycin Clostridium Gà thịt 15-30ppm (14 ngày)      
Bacitracin Zn Clostridium Gà thịt, gà đẻ 100-400g/tấn

thức ăn

55-100mg/kg

thức ăn

0  
Bacitracin MD Clostridium Gà thịt, gà đẻ   4-200mg/kg

thức ăn

0  
    Gà đẻ   27,5-158mg/L 0  
Ceftiofur E. coli,

Viêm túi lòng đỏ

Tiêm dưới da,

gà 1 ngày tuổi

0,08-0,2mg/gà 0 Một số nước cấm
Chlortetracycline Staph. spp,

CRD/ Mycoplasma,

E. coli, Tụ huyết trùng, Coryza

Gà thịt 110-265mg/L 50- 200mg/kg

thức ăn

7  
  Gà đẻ 100-500g/tấn

thức ăn

55-220mg/kg

thức ăn

   
Enrofloxacin CRD/Mycoplasma,

E. coli,

  10-25mg/kg cơ thể   12-21 Một số nước cấm
  tụ huyết trùng          
Erythromycin Staph. spp, Mycoplasma,

Tụ huyết trùng

Gà thịt 57,8-115,6mg/L

92,5-185g/tấn

92,5 -185g/tấn thức ăn

200mg/kg thức ăn

1  
Gentamicin (SC

gà 1 ngày tuổi)

E. coli, Pseudomonas

Viêm túi lòng đỏ

Gà thịt 0,2-1mg/gà 35-63  
Lincomycin Viêm ruột hoại tử Gà thịt 3-6mg/kg;

17mg/L; 2g/tấn

2-3mg/kg

thức ăn

0  
Lincomycin+ Spectinomycin Viêm ruột hoại tử, CRD,

Mycoplasma

Gà thịt 530-833mg/L;

100-120mg/kg

cơ thể

0  
Neomycin Viêm ruột hoại tử Gà, vịt thịt 35-226g/tấn thức ăn 35-80mg/L 7-14  

 

 

Neomycin+ tetracycline Viêm ruột do vi khuẩn, CRD Gà thịt 100-200g/tấn

thức ăn;

35-40mg/L

  7-14  
Nitarsone Bệnh đầu đen-Histomonas     170-187mg/kg thức ăn 5  
Novobiocin Staph. Spp, Tụ huyết trùng, Riemerella Gà thịt, vịt 200-350g/tấn

thức ăn;

8-28mg/kg cơ thể

3-4  
Oxytetracycline Staph. spp, CRD/ Mycoplasma, E. coli, tụ huyết trùng, Coryza Gà đẻ 50-110mg/L   0-5  
  Gà thịt 100-500g/tấn

thức ăn

6-200mg/gà

7  
Penicillin Staph. spp, Tụ huyết trùng, Viêm ruột hoại tử Gà thịt 100 g tấn thức ăn 300.000UI/L 50mg/kg

thức ăn

0-1  
Penicillin/ streptomycin Staph. spp,

Viêm ruột hoại tử

Gà thịt 40.000 UI+50mg/kg cơ thể    
Spectinomycin Staph. spp, Tụ huyết trùng, Viêm ruột hoại tử, E.coli, CRD/ Mycoplasma Gà thịt 264-530mg/L

2,5-10mg/gà con

132mg/L 0-5  
Streptomycin Staph. spp, Tụ huyết trùng, Coryza, E.coli,

CRD/ Mycoplasma

Gà thịt Gà đẻ 66-100mg/L

20-30mg/kg cơ thể

4  
Sulfachlorpyridazine Cầu trùng Gà thịt   0.03% 4  
Sulfachlorpyridazine/ Trimethoprim Cầu trùng, Tụ huyết trùng Gia cầm 24 mg/kg cơ thể 24mg/kg cơ thể  
Sulfadiazine/ trimethoprim Cầu trùng, Tụ huyết trùng Gà thịt 750ppm

15 mg/kg cơ thể

 
Sulfadimethoxine E. coli, Tụ huyết trùng Gà thịt 250-500mg/L 5  
Sulfadimethoxine/ ormetoprim E. coli, Tụ huyết trùng Gà thịt, vịt 227+136g -454+272g/

tấn thức ăn

56+34 -113+68g/

tấn thức ăn

5  
Sulfamerazine E. coli, Tụ huyết trùng,

Riemerella, Cầu trùng

Gà thịt, vịt 1000-2500mg/L

110-237mg/kg

thức ăn

128-187 mg/kg/ngày 10  
Sulfaquinoxaline E. coli, Tụ huyết trùng, Cầu trùng Gà thịt 380mg/L;

20-90mg/kg cơ thể/ngày

255mg/L 10-14  

 

Sulfaquinoxaline/ trimethoprim E. coli, Tụ huyết trùng Gà thịt 30mg/kg thức ăn  
Sulfathiazole E. coli, Tụ huyết trùng 1000mg/L  
Sulfamethazine/ sulfamerazine/ sulfaquinoxaline E. coli, Tụ huyết trùng, Cầu trùng Gà thịt 160+160+80 –

100+100+50mg/L

14  
Tetracycline Staph. spp, CRD/ Mycoplasma, E. coli, Tụ huyết trùng, Coryza Gà thịt 50mg/kg cơ thể 100-200mg/L 4-5  
    25-50mg/gà, nhỏ mũi      
Tylosin CRD/Mycoplasma, Tụ huyết trùng, Viêm ruột hoại tử Gà thịt Gà đẻ 200-1000mg/kg thức ăn; 20mg/kg (viêm ruột hoại tử)

500mg/L; 15-25mg/ gà nhỏ mũi; 100-120mg/ kg cơ thể/ ngày (CRD)

4-50mg/kg

thức ăn

1-5  
Tilmicosin Bệnh hô hấp do

Mycoplasma

Gà thịt 15-20mg/kg,

ăn uống

  12  
Virginiamycin Viêm ruột hoại tử Gà thịt   5-20mg/kg thức ăn 0  

Nguồn: Hofacre và ctv, 2013. Antimicrobial therapy in veterinary medicine; AMRCA, 2021; MVAV, 2021.

Lưu ý: Mức độ mẫn cảm kháng sinh của từng vi khuẩn trên từng loài đông vật có thể rất khác nhau giữa các địa phương, khu vực địa lý. Người sử dụng kháng sinh cụ thể cho từng loài vật cần liên tục cập nhật về tình hình mẫn cảm/ đề kháng kháng sinh của trang trại, địa phương, khu vực để chọn lựa.

 

Cục Thú y

Comments are closed.