6 yếu tố lưu ý khi kiểm soát suyễn heo

posted in: News, Industry news 0

Suyễn heo được xem như căn bệnh chỉ thị môi trường. Các yếu tố môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng đến sự bùng phát các bệnh đường hô hấp ở heo. Các yếu tố bất lợi về thời tiết và quản lí chăm sóc gây suy giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhân lên của các tác nhân truyền nhiễm gây viêm phổi ở lợn, đặc biệt Mycoplasma hyopneumoniae

1. Mật độ đàn

Mật độ quá dày gây stress cho heo làm suy giảm mức độ miễn dịch và dẫn đến việc lợn mắc các bệnh đường hô hấp như Viêm phổi do nhiễm trùng ở lợn.

 

2. Nguy cơ đồng nhiễm

Sự xuất hiện các mầm bệnh như Haemophilus parasuis, Actinobacillus pleuropneumoniae và Pasteurella multocida gây rối loạn hô hấp phức hợp ở lợn. Các tác nhân truyền nhiễm này gây ra các tổn thương đường hô hấp, kế phát từ Mycoplasma hyopneumoniae xâm nhập và gây bệnh.

 

3. Dinh dưỡng

Cung cấp thức ăn không đầy đủ gây mất cân bằng dinh dưỡng cơ thể suy giảm sức đề kháng, khả năng miễn dịch chống bệnh từ đó dễ nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn khác như PRRS hoặc Mycoplasma hyopneumoniae.

 

4. Nồng độ amoniac và khả năng thông gió kém

Chất lượng không khí kém, nhiều bụi, hàm lượng amoniac tạo ra vượt ngưỡng, không khi ngột ngạt trong chuồng là những yếu tố gây tổn thương hàng rào biểu mô hô hấp của lợn tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật tấn công và gây bệnh.

 

5. Nhiệt độ chuồng nuôi

Trong chăn nuôi lợn, một vấn đề thường xuyên xảy ra là tình trạng căng thẳng nhiệt ở lợn, làm suy giảm mức độ miễn dịch của chúng và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

 

6. Sức đề kháng toàn đàn

Khi vật nuôi không được chủng vacxin đầy đủ, không có sức đề kháng cũng là điều kiện thuận lợi để các bệnh truyền nhiễm dễ dàng tấn công với tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát và từ đó gây ra những thiệt hại nặng nề. Dó đo việc chủng vacxin được xem là yếu tố quan trọng để tạo miễn dịch, kiểm soát dịch bệnh.

Bệnh viêm phổi ở lợn do Mycoplasma hyopneumoniae gây thiệt hại kinh tế lớn đến ngành chăn nuôi lợn. Sự kiểm soát bệnh chủ yếu hướng đến các biện pháp phòng ngừa, tiêm chủng. Việc điều trị dứt điểm bệnh rất khó nhưng sự kết hợp các biện pháp chủng ngừa và an toàn sinh học chặt chẽ sẽ giúp trang trại kiểm soát bệnh hiệu quả.

 

 

Nhà chăn nuôi

Comments are closed.